Trẻ ra mồ hôi nhiều gây thiếu canxi

 

[Image]

Con tôi  6 tháng tuổi , thường ra mồ hôi  lạnh, đi khám cho là thiếu canxi. Xin BS cho biết canxi đóng vai trò thế nào đối với sức khỏe trẻ em?

Làm thế nào để con tôi có đủ canxi. Ra mồ hôi lạnh sao lại là thiếu canxi? Xin cám ơn BS (hongnga@…)

😛 Trẻ dưới một tuổi dễ ra mồ hôi nhiều vì hệ thần kinh thực vật chưa hoàn thiện, dễ rối loạn. Ra mồ hôi nhiều dẫn đến hậu quả thiếu canxi vì trong thành phần mồ hôi có canxi.

Canxi trong máu có vai trò kiềm hãm sự kích thích của thần kinh (trong cơ thể chúng ta luôn có sự hiện diện của hai mặt đối lập ở bất kỳ cơ quan nào hay chức năgn nào). Thiếu canxi nhẹ ở trẻ nhỏ gây khó ngủ , hay quấy khóc, dễ ọc sữa, són phân, són nước tiểu.

Thiếu canxi nặng có thể gây co giật hay các cơn khó thở co thắt thanh quản

Canxi có rất nhiều trong sữa, đặc biệt trong sữa mẹ có thành phần canxi/phốt pho thích hợp cho việc hấp thụ. Ngoài việc bổ sung chất canxi, chúng ta cũng nên cho trẻ tắm nắng thường xuyên (buổi sáng trước 9 giờ) để tăng cường sự hấp thụ canxi qua tác dụng của vitamin D.

Tôi có 1 bé trai 27 tháng tuổi, nhưng chiều cao đạt 8,90cm cân nặng 11,5kg .Vậy với độ tuổi như thế có đạt không ?

😛 Bé trai 27 tháng tuổi có chiều cao 89 cm, nặng 11,5 kg, vậy phát triển về thể chất của bé như vậy là khá, nằm trong kênh A.Chị cũng nên lưu ý thêm mặt phát triển trí tuệ của cháu cũng quan trọng không kém.

 

(Sống khỏe Blog – Theo Báo Tuổi Trẻ Online)

Nước tiểu vàng không hẳn bệnh gan

 

[Image]
Uống nước để cơ thể khoẻ mạnh

Một thời gian khá lâu gần đây, em có hiện tượng đi nước tiểu vàng. Điều này chỉ giảm khi em uống thật nhiều nước. Trên mặt và lưng cũng có xuất hiện rất nhiều mụn bọc, da hay có chất nhờn và rất khó chịu ….

Nhiều người bảo em bị bệnh gan hay thận gì đó. Vậy xin bác sĩ tư vấn cho em là em đã bị bệnh gì và đi chữa ở đâu… Em cần ăn uống ra sao và làm gì để khỏi bệnh. Xin cám ơn bác sĩ (Lê Công Lý)

😛 Đi tiểu nước tiểu có màu vàng không hẳn là bị bệnh gan. Khi trời nóng nực, sốt cao, đổ mồ hôi nhiều, uống nước ít thì thận sẽ làm cho nước tiểu bị cô đặc lại nên có màu vàng hơn bình thường.

Khi uống nước đầy đủ thì đi tiểu sẽ trong và nhạt màu như bình thường. Đôi khi uống một số thuốc như vitamin B2, sulfasalazine… có thể làm cho nước tiểu cũng có màu vàng hơn bình thường.

Trên da nổi các mụn bọc, nhiều chất nhờn, có thể là do thay đổi nội tiết, thường gặp ở tuổi dậy thì chứ không phải là do bệnh gan như nhiều người đã lầm tưởng. Em nên ăn nhiều rau quả tươi để cung cấp đủ vitamin và chất xơ tránh táo bón, uống nhiều nước thì tình trạng trên có thể giảm bớt. Cuối cùng, em nên đến khám ở các phòng khám da liễu để được chẩn đoán và chữa trị bệnh da. Ngoài ra cũng nên khi khám bệnh tổng quát để làm một số xét nghiệm tầm soát bệnh gan cho yên tâm.

 

(Sống khỏe Blog – Theo Báo Tuổi Trẻ Online)

Nguyên nhân thoái hoá đốt sống cổ

 

[Image]

Tôi năm nay 31 tuổi, nam giới, tôi thấy cổ rất mỏi đi khám thầy thuốc bảo là thoái hóa đốt sống cổ, có cho đơn thuốc về uống không thấy đỡ.

Vậy tôi muốn hỏi về căn nguyên gây ra bệnh thái hóa đốt sống và cách điều trị cho khỏi dứt điểm?

😛 Thoái  hóa đốt sống cổ là tình trạng viêm dày và lắng tụ canxi ở các dây chằng dọc ống sống gây hẹp các lỗ chui ra của các rễ thần kinh gây đau mỏi tê, lâu dần gây yếu liệt các nơi mà rễ thần kinh này chi phối. Việc chén ép rễ thần kinh và tủy sống còn có thể do sự thoát vị của các nhân đĩa đệm chèn vào tủy sống, nếu nặng có thể gây yếu, liệt chi.

Tuy nhiên bạn mới 31 tuổi là tuổi cũng còn hơi sớm cho vấn đề thoái hóa, hơn nữa chúng tôi không biết bạn có bị tê hai tay hay không, công việc của bạn thế nào có gây mỏi cơ cổ do làm sai tư thế hay không. Bạn có chơi thể thao hay không?

Nếu thực sự là thoái hóa đốt sống cổ thì không thể chữa đứt mà chỉ có thể điều trị triệu chứng tức là làm giảm đau mỏi nhờ thuốc hoặc phẫu thuật nếu có dấu hiệu thần kinh không đáp ứng với điều trị thuốc. Tuy nhiên theo chúng tôi nghĩ thì bạn có thể không phải bị thoái hóa cột sống cổ mà là mỏi do cơ. Bạn nên đi khám  tại BV có khoa CTCH hoặc ngoại thần kinh để được chẩn đoán và tư vấn về điều trị. Chúc bạn mau khỏi bệnh

 

(Sống khỏe Blog – Theo Báo Tuổi Trẻ Online)

Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, cần phát hiện sớm

 

[Image]

Tôi muốn hỏi về vấn đề bất tương đồng nhóm máu giữa ba và mẹ sẽ ảnh hưởng đến con như thế nào.

Cụ thể, tôi nhóm máu O, chồng tôi nhóm máu A, năm 2004 tôi sinh một bé gái, con tôi mang nhóm máu A của bố nên bị hiện tượng vàng da sơ sinh và bé phải nằm viện điều trị chiếu đèn trong khoảng 10 ngày, bây giờ sức khoẻ bé vẫn bình thường.

Nay vợ chồng tôi muốn có thêm bé nữa nhưng cũng băn khoăn không rõ hiện tượng này có lặp lại trên bé thứ hai không? Và liệu có ảnh hưởng gì xấu đến sức khỏe bé sau này không? Xin BS giải thích dùm tôi tại sao có hiện tượng này và trường hợp xấu nhất ảnh hưởng đến bé là như thế nào? ( Mai thao hothorse1978@…)

😛 Trường hợp của anh chị là bất đồng nhóm máu A, B, O. Nếu vợ nhóm máu O, chồng nhóm máu A hoặc B và con mang nhóm máu của cha thì trong thời kỳ mang thai, chính cơ thể người mẹ sẽ sản xuất ra kháng thể chống lại nhóm máu A hoặc B của con.

Kháng thể này được truyền qua nhau vào cơ thể thai nhi gây ra hiện tượng vỡ hồng cầu thai nhi, hồng cầu khi vỡ giải phóng ra một chất gọi là huyết sắc tố, huyết sắc tố lúc đầu màu đỏ nhưng qua quá trình phân hủy nó biến thành chất Bilirubine có màu vàng và gây ra hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh.

Hiện tượng bất đồng nhóm máu A,B,O thường không nặng và ít gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe trẻ sơ sinh nếu được phát hiện sớm và chữa trị kịp thời. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, chất Bilirubine tăng cao trong máu có thể làm bé bị nhiễm độc thần kinh, đưa đến những di chứng về tâm thần và vận động về sau, đôi khi có thể gây tử vong.

Ở lần có thai sau, nếu con chị lại mang nhóm máu của cha thì khả năng bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con sẽ nặng hơn lần đầu vì cơ thể chị đã có sẵn kháng thể để chống lại nhóm máu của con. Vì vậy chị nên đi khám thai và sanh ở bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán và có thể điều trị kịp thời nếu có hiện tượng bất đồng nhóm máu nói trên.

Để được tư vấn thêm về vấn đề này, chị có thể liên lạc ở Trung Tâm Truyền Máu và Huyết Học TP. HCM

 

(Sống khỏe Blog – Theo Báo Tuổi Trẻ Online)

 

Bé ngán sữa

 

[Image]

Tôi có 1 bé trai đã đựơc 10 tháng tuổi. Một tháng gần đây bé ban ngày ít ngủ hơn (lúc trước ngủ được 2 tiếng đồng hồ) nhưng nay chỉ ngủ được gần 1 tiếng, tối  khỏang 7 giờ cháu đi ngủ rất sớm. Xin hỏi bé ngủ vậy có đủ so với lứa tuổi của bé không ?

Hiện nay trên mặt bé xuất hiện một chấm tròn  giống như dạng lang ben, xin hỏi bác sĩ có phải nấm không?

Từ hồi bé biết ăn cháo, tôi thấy bé rất ngán uống sữa ,cứ mỗi lần đút sữa bé cứ ngậm sữa không chịu nuốt, tôi phài làm cách nào kích thích bé uống sữa? (Một bạn đọc)

😛 Về giấc ngủ, nếu bé vẫn vui chơi, ăn u ống bình th ường thì không có gì phải lo.

– Về chấm tròn xuất hiện trên mặt trẻ cần đưa trẻ đi khám ở bác sĩ da liễu ở Nhi đồng 1

– Một số bé ngán uống sữa ở thời  kỳ này vẫn là bình thường, những trẻ này rất mau thích nghi với các thức ăn mới. Nếu không bị ép uống sữa, có trẻ sau vài ngày sẽ đòi uống sữa lại, cũng có trẻ chê sữa luôn. Nếu trẻ chê sữa, chị có thể thay thế bằng  phô-mai, yaourt cũng là những sản phẩm từ sữa, chị đừng lo.

Tôi có 1 cháu được 6 tháng tuổi, có dị tật ở mắt (cháu nhìn hơi bị mại) , nên chữa ở đâu và vào thời điểm nào là tốt nhất, xin chân thành cảm ơn.Hoàng Anh Tuấn

😛 Chị nên đưa trẻ đi khám mắt sớm ở Trung Tâm Mắt, đường Điện Biên Phủ. Ở đó có khoa khám chuyên về lé cho trẻ em.

 

(Sống khỏe Blog – Theo Báo Tuổi Trẻ Online)