Tiêu chảy lâu ngày, bị bệnh gì?

[Image]
Polyp đại tràng, một nguyên nhân gây tiêu chảy mạn tính

Cháu đang là sinh viên năm thứ 2. Cháu thường xuyên bị đau bụng tiêu chảy sau khi ăn sáng, vậy xin bác sĩ cho biết cháu bị bệnh gì, có phải cháu bị bệnh ở đường ruột không? (Nguyễn Vĩnh Tân – Nam Định)

😛 Tiêu chảy có thể là cấp tính khi thời gian bệnh tồn tại trong vòng 2-3 tuần, còn lâu hơn gọi là tiêu chảy mạn tính.

Trong thư bạn không rõ thời gian bị bệnh kéo dài bao lâu, đi lỏng mấy lần/ngày, tính chất phân như thế nào, ngoài ra có triệu chứng gì khác không, cân nặng có thay đổi không? Nếu thường xuyên tiêu chảy sau ăn sáng có nghĩa là bệnh đã xuất hiện từ lâu (mạn tính).

Tiêu chảy mạn tính có nhiều nguyên nhân, có thể tóm lại thành hai nhóm. Nhóm 1: không có tổn thương tại ruột hay gặp là hội chứng ruột kích thích (Irritable bowel syndrome – IBS). Nhóm 2: do  thương tổn thực sự như viêm đại tràng do amip và ký sinh trùng, viêm loét đại tràng chảy máu, bệnh Crohn…

Nếu chỉ đại tiện phân lỏng duy nhất sau ăn sáng, bạn có thể bị hội chứng ruột kích thích. Trong bệnh này người bệnh đại tiện có thể phân lỏng, không có máu, có thể có nhày, đau bụng, có cảm giác chưa đại tiện hết phân sau khi đi ngoài, nói chung cân nặng của người bệnh ít bị ảnh hưởng và khi xét nghiệm phân cũng như nội soi đại tràng thấy hoàn toàn bình thường. Bạn cần tới khám bệnh tại chuyên khoa tiêu hóa để được điều trị và tư vấn kịp thời.

(Sống khỏe Blog – Theo Báo Sức khỏe & đời sống)

Bình luận về bài viết này